• THUAN VIET PHARMA

    Viêm bao hoạt dịch khớp: Làm gì để cải thiện đau sưng tại nhà?

  • Thứ sáu, 14:48 Ngày 02/07/2021
  • Có hơn 150 bao hoạt dịch trong cơ thể con người. Nó có tác dụng đệm và bôi trơn các điểm giữa xương, gân và cơ gần khớp.

    viêm bao hoạt dịch khớp

    Các bao hoạt dịch được bao bọc bằng các tế bào hoạt dịch. Tế bào hoạt dịch tiết ra chất bôi trơn làm giảm ma sát giữa các mô. Lớp đệm và chất bôi trơn này cho phép các khớp của chúng ta cử động dễ dàng.

    Khi một người bị viêm bao hoạt dịch,  mọi cử động ở các khớp bị đau.

    Các vị trí phổ biến nhất của viêm bao hoạt dịch khớp là khớp ở vai, khuỷu tay và hông. Tuy nhiên bạn cũng có thể bị ở những khớp như ở đầu gối, gót chân và đốt gần ngón chân cái. Những vận động mạnh, liên tục hoặc bị chấn thương, và đôi khi nhiễm trùng do bệnh gút hoặc viêm khớp dạng thấp đều có thể gây ra viêm bao hoạt dịch khớp


    viêm bao hoạt dịch khớp

    Viêm bao hoạt dịch khớp gối

    Điều trị bệnh thường bao gồm để cho khớp bị ảnh hưởng nghỉ ngơi và bảo vệ khớp khỏi chấn thương thêm. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau do viêm bao hoạt dịch khớp sẽ biến mất trong vòng vài tuần nếu được điều trị thích hợp. Tuy nhiên tình trạng này thường tái phát lại nhiều lần.

    1. Các triệu chứng của viêm bao hoạt dịch khớp

    Một người bị viêm bao hoạt dịch có thể có một hoặc nhiều triệu chứng sau:

    • Đau tăng khi cử động và đau âm ĩ khi nghỉ ngơi
    • Vị trí khớp sưng tấy
    • Khớp cứng, khó vẫn động

    Nếu tình trạng này là do nhiễm trùng, nó được gọi là viêm bao hoạt dịch nhiễm trùng. Một người bị viêm bao hoạt dịch nhiễm trùng có thể có thêm các triệu chứng sau:

    • Sốt
    • Nóng, đỏ ở khớp bị ảnh hưởng
    • Khớp bị ảnh hưởng có cảm giác nóng khi chạm vào

    2. Khi nào đến gặp bác sĩ

    Viêm bao hoạt dịch khớp trong trường hợp nhẹ có thể tự thuyên giảm triệu chứng tại nhà. Tuy nhiên với những triệu chứng nghiêm trọng nên cần được đi khám.

    Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:

    • Đau cứng khớp không thể vận động
    • Đau kéo dài hơn 2 tuần
    • Sưng quá mức, bầm tím, phát ban hoặc mẩn đỏ ở khớp bị ảnh hưởng
    • Sốt

    3. Nguyên nhân nào có thể gây ra viêm bao hoạt dịch khớp

    Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm bao hoạt dịch là các chuyển động hoặc tư thế lặp đi lặp lại gây áp lực lên các bao hoạt dịch quanh khớp. Những ví dụ bao gồm:

    • Các vận động thể thao như: quần vợt, cử tạ, bóng bàn, chơi nhạc cụ, v.v.
    • Dựa hoặc tì vào khuỷu tay trong thời gian dài
    • Tư thế chân quỳ rộng ở các công việc như trải thảm, chà sàn

    Các nguyên nhân khác bao gồm chấn thương ở các khớp hoặc chấn thương vùng gần khớp, viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, bệnh gút và nhiễm trùng.

    4. Các yếu tố rủi ro

    Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm bao hoạt dịch khớp. Tuy nhiên có một số yếu tố nhất định có thể làm tăng nguy cơ như:

    Tuổi tác: Tình trạng trở nên phổ biến hơn khi lớn tuổi.

    Nghề nghiệp: Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải chuyển động lặp đi lặp lại hoặc gây áp lực lên các khớp cụ thể, nguy cơ phát triển viêm bao hoạt dịch. Ví dụ như trải thảm, lát gạch, làm vườn, vẽ tranh, chơi nhạc cụ, v.v.

    Các vấn đề sức khỏe khác: Một số bệnh và tình trạng toàn thân, như viêm khớp dạng thấp, bệnh gút và tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ phát triển viêm bao hoạt dịch. Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ viêm bao hoạt dịch khớp háng và đầu gối.

    5. Phòng ngừa viêm bao hoạt dịch khớp như thế nào?

    Mặc dù không phải tất cả các loại viêm bao hoạt dịch khớp đều có thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên bạn có thể giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của viêm bao hoạt dịch bằng một số mẹo trong khi làm công việc như:

    • Nếu công việc đòi hỏi bạn cần thường xuyên quỳ xuống. Hãy sử dụng một chiếc đệm lót dưới đầu gối. Miếng đệm lót sẽ giúp giảm áp lực lên đầu gối và hạn chế tình tgangj viêm bao hoạt dịch gối.
    • Nâng đồ nặng đúng cách: Khi công việc của bạn là thường hay khuân vác, tư thế nâng đồ đúng là quan trọng. Nó giúp bạn tránh được các chấn thương cột sống, khớp háng, khớp gối và tránh bị viêm bao hoạt dịch ở những vị trí này. Khi nâng vật, gập đầu gối đưa trọng tâm hạ thấp xuống. Dùng hai tay cầm chắc vật, sau đó từ từ nâng trọng tâm lên, lưng giữ thẳng. Với tư thế này sẽ tránh được áp lực lên cột sống và khớp háng.

     

    nâng vật nặng đúng cách 

    Khi nâng vật, gập đầu gối đưa trọng tâm hạ thấp xuống. Dùng hai tay cầm chắc vật, sau đó từ từ nâng trọng tâm lên, lưng giữ thẳng.

    • Hạn chế mang vác vật nặng: Việc mang vác đồ quá nặng có thể làm khéo cơ, gân ở các khớp và có thể làm viêm bao hoạt dịch. Thay vào đó, bạn nên sử dụng xe chở hoặc xe đẩy có bánh sẽ tốt hơn.
    • Nghỉ giải lao thường xuyên: Nếu bạn có công việc đòi hỏi những động tác lập đi lập lại. Hãy nên ngắt quãng thời gian làm việc và cho các khớp nhỉ ngơi, tránh vận động lâu dài.
    • Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân gây áp lucwh nhiều hơn cho các khớp đặc biệt là khớp háng, khớp gối.
    • Tập thể dục: Tăng cường cơ bắp có thể giúp bảo vệ các khớp tốt hơn.
    • Khởi động và duỗi cơ trước bắt đầu tham gia các hoạt động gắng sức để bảo vệ khớp không bị tổn thương đột ngột.

    6. Viêm bao họa dịch khớp được chẩn đoán như thế nào?

    Thông thường viêm bao hoạt dịch khớp có thể chẩn đoán dễ dàng khi thăm khám và hỏi về tác nhân. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể cần làm xét nghiệm để chẩn doán phân biệt với các bệnh khác hoặc nghi ngờ viêm bao hoạt dịch nhiễm trùng. Các xét nghiệm (nếu cần) có thể bao gồm:

    Các xét nghiệm hình ảnh: Hình ảnh X-quang không thể chẩn đoán chính xác viêm bao hoạt dịch khớp. Tuy nhiên nó có thể cần làm để giúp cẩn đoán các nguyên nhân khác gây đau sưng khớp. Một số ít trường hợp sẽ cần chụp MRI để chẩn đoán rõ ràng hơn.

    Xét nghiệm khác: Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc chọc dịch từ bao dịch viêm để phân tích nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây viêm và đau khớp.

    7. Viêm bao hoạt dịch có thể có biện pháp điều trị nào tại nhà?

    Các biện pháp bạn có thể thực hiện để giảm đau do viêm bao hoạt dịch bao gồm:

    • Nghỉ ngơi và hạn chế vận động các khớp bị ảnh hưởng.
    • Nếu khớp bị sưng viêm, chườm đá để giảm sưng trong 48 giờ đầu ti


    chườm đá

    Nếu khớp bị sưng viêm, chườm đá để giảm sưng trong 48 giờ đầu tiên

    • Dùng thuốc không kê đơn, có tác dụng giảm đau kháng viêm như ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) hoặc naproxen sodium (Aleve, những loại khác). Một số có sẵn ở dạng kem thoa lên da.
    • Nếu bạn bị bao hoạt dịch khớp gối, đệm đầu gối khi ngủ nghiêng bằng cách đặt một chiếc gối nhỏ giữa hai chân.

    8. Viêm bao hoạt dịch khớp được điều trị như thế nào?

    Thông thường tình trạng này sẽ thường tự khỏi. Các biện pháp chăm sóc như nghỉ ngơi, hạn chế tối thiểu vận động các khớp đau, chườm đá và uống thuốc giảm đau có thể làm giảm cảm giác sưng đau. Nếu các biện pháp chăm sóc không hiệu quả, bạn có thể cần:

    Thuốc:

    Nếu xét nghiệm cho thấy bao hoạt dịch có nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh thường dùng bằng đường uống hoặc thuốc tiêm tĩnh mạch trong những trường hợp nghiêm trọng.

    Vật lý trị liệu:

    Vật lý trị liệu hoặc các bài tập nhẹ nhàng có thể tăng cường các cơ ở khu vực bị ảnh hưởng giúp giảm đau và ngăn ngừa tái phát.

    Thuốc tiêm:

    Thuốc corticosteroid được tiêm vào bao hoạt dịch sẽ giúp giảm đau và kháng viêm ở những vị trí như vai,khuỷu gối. Corticoid giúp ngăn chặn một chất hóa học trong cơ thể được gọi là prostaglandin (một chất gây viêm). Tuy nhiên thuốc tiêm corticoid không dùng thường quy. Chỉ những trường hợp nghiêm trọng, đau viêm nhiều dai dẳng mới cần dùng đến. Với phương pháp điều trị này thường sẽ hiệu quả giảm đau, sưng viêm nhanh chóng. Thông thường trong nhiều trường hợp, bạn chỉ cần tiêm một mũi.

    Dụng cụ hỗ trợ:

    Sử dụng tạm thời gậy chống hoặc dụng cụ hỗ trợ khác sẽ giúp giảm áp lực lên khớp bị ảnh hưởng.

    Viêm bao hoạt dịch khớp có một tình trạng khá phổ biến và có thể tự hồi phục tại nhà. Tuy nhiên, những trường hợp nghiêm trọng như trở nên đau cứng khớp không thể vận động, đau kéo dài hơn 2 tuần, sưng quá mức, bầm tím, phát ban hoặc mẩn đỏ ở khớp bị ảnh hưởng hoăc có kèm theo sốt. Bạn cần phải đến cơ sở y tế để được khàm và điều trị đúng cách.

                                           Nguồn: Youmed

      Bài viết liên quan